2 PHƯƠNG PHÁP LÀM LẠNH PHỔ BIẾN TRONG KHO LẠNH

2 phương pháp làm lạnh phổ biến trong kho lạnh, hệ thống lạnh là gì?

Trên thực tế có nhiều cách làm lạnh trong kho lạnh. Nhưng 2 cách phổ biến được sử dụng nhiều nhất là phương pháp làm lạnh trực tiếp và gián tiếp. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Cùng với yêu cầu thiết bị công nghệ của mỗi trường hợp khác nhau.

Nên ta cùng tìm hiểu về 2 phương pháp trên. Để có những nhận định rõ ràng hơn về 2 phương pháp này.

 

Phương pháp làm lạnh trực tiếp.

Là phương pháp làm lạnh khô bằng dàn bay hơi, hiện đại nhất là dàn ngưng bay hơi inox. Được sử dụng, đặt bên trong khi lắp đặt kho lạnh, môi chất lạnh lỏng sôi thu nhiệt của môi trường cần làm lạnh. Làm lạnh trực tiếp có thể là dàn lạnh đối lưu tự nhiên hoặc đối lưu cưỡng bức.

Tủ lạnh sử dụng phương pháp làm lạnh trực tiếp
Tủ lạnh sử dụng phương pháp làm lạnh trực tiếp

Ưu điểm phương pháp làm lạnh trực tiếp

  • Thiết bị làm lạnh đơn giản không cần thêm một vòng tuần hoàn phụ.
  • Tuổi thọ cao kinh tế vì không phải tiếp xúc với nước muối là một chất ăn mòn kim loại rất nhanh chóng.
  • Đứng về mặt nhiệt động thì ít tổn thất năng lượng. Vì hiệu nhiệt độ giữa kho lạnh và dàn bay hơi gián tiếp qua không khí.
  • Tổn hao lạnh khi khởi động nhỏ nghĩa là khi làm lạnh trực tiếp thời gian từ khi mở máy đến lúc kho lạnh đạt nhiệt độ yêu cầu sẽ nhanh hơn.
  • Nhiệt độ kho lạnh có thể giám sát theo nhiệt độ sôi của môi chất, nhiệt độ sôi có thể xác định dễ dàng qua nhiệt kế của đầu hút máy nén lạnh.

Nhược điểm phương pháp làm lạnh trực tiếp

  • Đối với hệ thống lạnh lớn thì lượng môi chất nạp vào máy lớn, khả năng rò rỉ của môi chất lớn, khó có khả năng dò tìm được chỗ rò rỉ để xử lý. Tổn thất áp suất cho việc cấp cho những dàn bay hơi ở xa có hồi dầu về nếu dùng môi chất Freon, máy nén dễ hút ẩm, việc bảo vệ máy nén lạnh khó khăn.
  • Trữ lạnh của dàn lạnh trực tiếp kém khi máy lạnh ngừng hoạt động thì dàn lạnh cũng hết lạnh nhanh chóng.

Phương pháp làm lạnh gián tiếp

Là phương pháp làm lạnh bằng các dàn chất tải lạnh như nước muối, glycol,… thiết bị bay hơi đặt ở ngoài kho lạnh. Ở trong buồng chất tải lạnh nóng lên do thu nhiệt của buồng lạnh. Sau đó trở lại dàn bay hơi để hạ nhiệt độ xuống bằng nhiệt độ yêu cầu và cứ như vậy được tuần hoàn liên tục. Dàn lạnh gián tiếp cũng có thể là dàn lạnh đối lưu tự nhiên hoặc đối lưu cưỡng bức.

Kho lạnh sử dụng phương pháp đối lưu cưỡng bức để làm lạnh
Kho lạnh sử dụng phương pháp đối lưu cưỡng bức để làm lạnh

 

Ưu điểm phương pháp làm lạnh gián tiếp trong kho lạnh:

  • Hệ thống lạnh có độ an toàn cao, chất tải lạnh không cháy, không nổ, không độc hại với cơ thể sống và không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm bảo quản. Nó là vòng tuần hoàn an toàn và ngăn chặn sự tiếp xúc của môi chất độc hại đối với sản phẩm.
  • Máy lạnh có cấu tạo đơn giản hơn. Đường ống dẫn môi chất hệ thống ngắn được chế tạo ở dạng tổ hợp hoàn chỉnh nên chất lượng cao, độ tin cậy lớn, dễ dàng kiểm tra lắp đặt và hiệu chỉnh.
  • Dung dịch chất tải lạnh có khả năng trữ lạnh lớn sau khi máy ngừng hoạt động, nhiệt độ kho lạnh có khả năng duy trì được lâu hơn.

Nhược điểm

  • Năng suất lạnh của máy bị giảm do chênh lệch nhiệt độ lớn.
  • Hệ thống thiết bị cồng kềnh và phải thêm vòng tuần hoàn cho chất tải lạnh.
  • Tốn năng lượng bổ sung cho bơm, quạt hoặc cánh khuấy chất tải lạnh.
  • Xả bỏ phần năng lượng cuối khi hệ thống đã ngừng hoàn toàn.

Trên đây là 2 phương pháp làm lạnh phổ biến trong kho lạnh/ hệ thống lạnh đang được sử dụng phổ biến hiện này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào có thể để lại câu hỏi dưới phần bình luận. Chúng tôi sẽ trả lời thắc mắc của bạn trong thời gian nhanh nhất.

 

 

Cần thêm thông tin vui lòng liên hệ theo Hotline 0913.221.249

Việt Nhật Engineering – vietnhatree.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
Chat Zalo

0913.221.249